Sự suy tàn của đế quốc Tây La Mã (395-476) Sơ_kỳ_Trung_Cổ

Đế quốc La Mã từng có lãnh thổ rất rộng lớn kéo dài từ châu Âu sang Bắc Phi, đến tận vùng Tiểu ÁTrung Đông. Biên giới phía bắc là sông Rhinesông Danube, giáp với các bộ tộc có nguồn gốc từ bán đảo Scandinavia, thường được gọi là các dân tộc German. Ðế chế La Mã hưng thịnh trong nhiều thế kỷ, đem lại sự ổn định, thịnh vượng và trật tự cho thế giới phương Tây. Thế nhưng từ thế kỷ thứ 3, nó đã từng bước suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Năm 395, đế quốc La Mã phân chia lần cuối cùng thành đế quốc Tây La Mãđế quốc Đông La Mã.[1] Từ đó trở đi, các vị hoàng đế ở Tây La Mã hầu như chỉ còn là bù nhìn. Quyền hành thực sự ở Tây La Mã rơi vào tay những người thống lĩnh quân đội. Vốn ít tài nguyên hơn Đông La Mã, Tây La Mã cũng suy sụp nhanh chóng về mặt kinh tế. Ở bên ngoài, sự yếu kém của các quân đoàn La Mã đã khiến họ không thể kháng cự được những cuộc xâm lăng của các man tộc. Các tộc người German từng bước tràn về phía tây và xâm nhập lãnh thổ của La Mã. Năm 476, viên tướng người German Odoacer nổi dậy làm chính biến lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustus. Đế chế Tây La Mã diệt vong ở đây. Về danh nghĩa thì Odoacer là chư hầu của Đông La Mã nhưng thực tế thì chính ông mới là người trị vì bán đảo Italy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sơ_kỳ_Trung_Cổ http://www.programata.bg/?p=62&c=1&id=51493&l=2 http://www.battlefieldstrust.com/resource-centre/v... http://www.britannica.com/eb/article-70371/Spain#5... http://www.britannica.com/eb/article-9064486/The-R... http://books.google.com/books?id=spKxJeHJgTAC&pg=P... http://gersey.tripod.com/history/timeline.html http://www.zum.de/whkmla/region/eceurope/hungary89... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://www.irows.ucr.edu/research/citemp/estcit/es...